1. Cách làm bánh chưng nhân đậu xanh gói bằng lá dong
Cách làm nhân đậu bánh chưng là một trong những công thức
món ngon ngày Tết phổ biến ở miền Bắc. Có tể nói, nhân
đậu là linh hồn của món bánh chưng. Vỏ nếp của bánh dẻo
kết hợp với nhân đậu bùi bùi tạo cảm giác ngon miệng, no
lâu. Nhân đậu xanh rất quen thuộc trong chế biến món
ngọt, bởi công dụng giải nhiệt, điều hòa hương vị. Vì
thế, bánh chưng nhân đậu có mặt trong mâm cỗ ngày Tết là
sự lựa chọn hoàn hảo.
Có 2 cách phổ biến sơ chế đậu để làm nhân bánh chưng: hạt
đã tách vỏ không sơ chế để trực tiếp vào khuôn, hoặc
nghiền nhuyễn ướp gia vị rồi mới bỏ vào khuôn bánh. Cách
làm nhân đậu bánh chưng thứ 2 thường được sử dụng nhiều
nhất. Đậu xanh được sơ chế qua nhiều công đoạn sẽ dễ dàng
thẩm thấu hương vị hơn.
1.1. Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị
Nguyên liệu cơ bản làm nhân đậu bánh chưng:
Đậu xanh (loại nguyên vỏ, trơn bóng): 200 gram
Thịt heo ba chỉ: 500 gram
Nguyên liệu làm vỏ bánh chưng:
Nếp (loại nếp cái hoa vàng): 400 gram
Nước cốt dừa: 400 ml
Gia vị làm bánh chưng:
Muối: 5 thìa cà phê
Tiêu: 2 thìa cà phê
Hạt nêm: 3 thìa cà phê
Tỏi, hành tím: mỗi thứ 5 6 tép (băm nhỏ)
Phần nguyên liệu cơ bản làm bánh chưng nhân đậu. Ảnh
Internet
Dụng cụ gói bánh chưng:
Lá dong
Dây lạt: 8 dây
Khuôn gói bánh
1.2. Cách gói bánh chưng nhân đậu xanh bằng lá dong
Bước 1: Sơ chế nếp làm vỏ bánh chưng
Cho vào nếp 400 ml nước cốt dừa, 1 thìa cà phê muối,
200 ml nước, trộn đều. Cách làm nhân đậu bánh chưng dùng
nước cốt dừa sẽ giúp nếp mềm, dẻo, không bị khô cứng.
Ngâm nếp với hỗn hợp trên khoảng từ 10 12
tiếng.
Sau khi ngâm nếp đủ thời gian trên, rửa thật sạch lại
bằng nước lạnh.
Cho vào nếp 1 thìa cà phê muối và trộn đều.
Công đoạn ngâm nếp làm vỏ bánh chưng. Ảnh Internet
Bước 2: Sơ chế nhân đậu bánh chưng
Ngâm đậu xanh vào nước nóng có pha 1 thìa cà phê muối
trong 4 tiếng cho đến khi đậu xanh nở ra, tách vỏ.
Hấp phần đậu đã tách vỏ trong 20 phút. Để đậu mau
chín, tạo một lỗ hỏng ở giữa bề mặt đậu giúp hơi nước dễ
dàng thoát ra.
Sau khi đậu chín, đem đi giã hoặc xoay nhuyễn.
Cho vào 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, 1
thìa cà phê tiêu, ½ hành tỏi băm vào trộn đều ướp chung
với đậu xanh.
Cuối cùng, vo đậu xanh thành những viên tròn vừa ăn.
Cách làm nhân đậu bánh chưng cũng có thể giữ đậu nguyên
hạt trải đều hỗn hợp lên mặt bánh.
Vo tròn nhân đậu bánh chưng thành khối vừa ăn. Ảnh
Internet
Bước 3: Sơ chế thịt 3 chỉ
Cắt thịt 3 chỉ thành từng miếng, mỗi miếng có độ dài
khoảng 4 cm.
Cho 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê muối, 1 thìa
cà phê tiêu, phần hành tỏi băm còn lại vào thịt, trộn
đều.
Ướp thịt trong 30 phút để gia vị hoàn toàn ngấm đều.
Cách làm nhân đậu bánh chưng kết hợp thịt ba chỉ ướp
sẽ đậm đà hương vị hơn. Ảnh Internet
Bước 4: Sơ chế, rửa sạch dụng cụ gói bánh chưng
Lá dong: lau sạch, bỏ cuống, cắt thành miếng vuông 30
cm.
Dây lạt: ngâm vào nước nóng trong 8 tiếng, để cho ráo
nước. Sau đó, xé nhỏ mỗi sợi với kích thước 0,5 cm.
Khuôn gói bánh thì dùng khăn lau khô sạch.
Lau sạch lá dong để chuẩn bị gói bánh chưng nhân đậu
xanh. Ảnh Internet
Bước 5: Cách gói bánh chưng nhân đậu xanh thịt bằng lá dong
Xếp lá dong tạo thành hình góc vuông.
Để lá dong vào 4 góc vuông trên khuôn bánh, mỗi lá
tương đương với một góc.
Cho 200 gram nếp rải đều lên lớp lá.
Sắp các viên đậu xanh vào giữa mặt nếp/ trải đều lớp
đậu giã nhuyễn lên mặt nếp.
Cho vài miếng thịt trải đều lên mặt bánh.
200 gram nếp còn lại tiếp tục cho vào phủ kín lớp
nhân.
Gói lớp lá dong lại, dùng dây lạt buộc chặt bánh.
Hướng dẫn chi tiết cách gói bánh chưng nhân đậu xanh
bằng lá dong và luộc bánh.
Bước 6: Luộc bánh chưng
Cho bánh vào nồi, đổ nước sôi vào ngập bánh.
Dùng một vật nặng để lên nắp nồi.
Cứ cách mỗi giờ đồng hồ, bạn mở nắp nồi kiểm tra mức
độ nước. Cách làm nhân đậu bánh chưng liên tục kiểm tra
cho đến khi bánh chín là được.
Như vậy là đã hoàn thành cách làm bánh chưng xanh
nhân đậu rồi rồi. Bánh có thể ăn liền khi còn nóng hoặc
để nguội đều rất thơm ngon.
Dĩa bánh chưng xanh bên nhành hoa đào tươi thắm biểu
tượng Tết miền Bắc. Ảnh Internet
2. Hướng dẫn cách làm nhân đậu bánh chưng kiểu chay với hạt
sen
Đổi vị cho món bánh chưng kiểu mặn, trong mâm cỗ ngày Tết
có thể thay thế bằng món bánh chưng kiểu chay. Hạt sen là
lựa chọn hoàn hảo trong thành phần các món chay ngon với
công dụng giải nhiệt, an thần. Hơn nữa, đây còn là nguyên
liệu thường thấy trong các bài thuốc đông y.
Sự kết hợp giữa nhân đậu xanh với hạt sen làm cho bánh
chưng kiểu chay gấp đôi độ hấp dẫn. Tất cả đều nhờ vị bùi
bùi của đậu xanh và hạt sen, độ giòn của nấm mèo. Dù
thiếu vắng hương vị béo béo tan chảy trong lớp mỡ thịt,
sự ngọt thanh của hạt sen đã giúp mâm cỗ ngày Tết thêm
phần thanh đạm, tròn vị.
Hạt sen có tác dụng giải nhiệt, an thần, thường được
dùng để nấu món chay ngon. Ảnh Internet
2.1. Nguyên liệu làm bánh chưng nhân đậu xanh chay với hạt
sen
Phần nguyên liệu cơ bản tương tự như cách làm nhân đậu
bánh chưng kiểu mặn. Thay thế nhân thịt, đi kèm với nhân
đậu là hạt sen và mộc nhĩ (nấm mèo), cùng các thành phần
sau:
Hạt sen: 100 gram
Mộc nhĩ (nấm mèo): 100 gram
Dầu điều: 1 thìa cà phê
Dầu mè: 1 thìa cà phê
Nước tương: 2 thìa cà phê
Hạt nêm chay: 1 thìa cà phê
Muối: 1 thìa cà phê
Tiêu: 1 thìa cà phê
Phần nguyên liệu làm nhân đậu bánh chưng chay. Ảnh
Internet
2.2. Cách làm bánh chưng chay với nhân đậu hạt sen
Hạt sen: rửa sạch, loại bỏ tâm sen, hấp chín và tán
nhuyễn.
Mộc nhĩ ngâm cho nở rồi cắt sợi.
Cho tất cả các nguyên liệu vào phần đậu xanh đã tán
nhuyễn, trộn đều và vo thành viên.
Thực hiện các công đoạn gói lại, hấp chín như cách
làm nhân đậu bánh chưng mặn công thức đầu tiên là xong.
Giờ thì dọn lên thưởng thức thôi nào!
Bánh chưng nhân đậu chay dùng nguyên liệu hạt sen tốt
cho sức khỏe. Ảnh Internet
3. Hướng dẫn làm nhân đậu bánh chưng ngọt hương vị gấc
Hương vị gấc ngọt, thơm cung cấp vitamin A và C giúp sáng
mắt và làm đẹp da. Theo quan niệm của người Việt, màu đỏ
hoặc cam tượng trưng cho sự may mắn. Sắc cam đặc trưng
của gấc được sử dụng nhiều trong chế biến món ngon vị
ngọt, như: nấu xôi, tạo màu cho vỏ bánh. Lớp vỏ hương gấc
của bánh chưng ẩn bên trong là nhân đậu xanh cùng với vị
ngọt giòn của nho khô, táo tàu kích thích sự tò mò của
fan thích các loại bánh kiểu ngọt.
Trái gấc chứa nhiều vitamin A, C giúp sáng mắt, đẹp
da. Ảnh Internet
3.1. Nguyên liệu làm bánh chưng ngọt nhân đậu xanh
Nguyên liệu chủ chốt vẫn là nếp và đậu xanh dùng với liều
lượng như 2 công thức ở trên. Bạn bổ sung thêm vài nguyên
liệu mới gồm:
Trái gấc: 1 trái
Táu tàu, nho khô: mỗi thứ 100 gram (cắt nhỏ)
Đường: 4 thìa cà phê đường
Muối: 2 thìa cà phê
Rượu trắng: 50 ml (1 ly uống rượu)
3.2. Hướng dẫn cách làm nhân đậu bánh chưng ngọt với gấc
3.2.1. Cách sơ chế gấc làm vỏ bánh chưng nhân đậu xanh
Cho 50 ml rượu trắng vào hạt gấc. Việc sử dụng rượu
trắng sẽ giúp màu gấc lên màu bóng đẹp hơn.
Dùng tay vò hạt gấc để lọc lấy nước.
Trộn đều nước gấc với nếp, cho thêm 1 thìa cà phê
muối.
Ngâm nếp trong 10 12 tiếng.
Sau thời gian ngâm xong rửa sạch nếp.
Cho vào 1 thìa cà phê muối, trộn đều.
Ngâm gấc với rượu để thành phẩm lên màu bóng đẹp hơn.
Ảnh Internet
3.2.1. Cách gói bánh chưng nhân đậu xanh ngọt
Đậu xanh sau khi được sơ chế như hướng dẫn trên thì
cho vào táo tàu và nho khô.
Cho hết số đường vào hỗn hợp, trộn đều, vo viên.
Gói và luộc bánh tương tự các cách làm nhân đậu bánh
chưng đã hướng dẫn ở trên.
Bánh chưng nhân đậu ngọt với gấc màu sắc bắt mắt dành
cho các fan ăn ngọt. Ảnh Internet
Bên cạnh cách làm bánh chưng truyền thống, bạn có thể đổi
vị bằng những hương liệu đã gợi ý trên, để cùng thưởng
thức bữa ăn đoàn viên bên người thân dịp đầu năm mới.
Ngày Tết, kết hợp cách làm nhân đậu bánh chưng ăn kèm
muối củ kiệu chua ngọt là ngon hết sảy. Tùy khẩu vị, ăn
nhân bánh chưng chay hay mặn, bạn hãy chọn công thức nấu
ăn phù hợp với mình và gia đình nhất để thưởng thức ngày
xuân hạnh phúc đang về nhé!